Tháp Chàm Poshanư và chuyện tình éo le của nàng Công Chúa nhân hậu

Chủ nhật - 18/07/2021 23:45
Một câu chuyện tình đẹp nhưng không có hậu của nàng công Chúa Po Sah Inư

THÁP CHÀM POSHANƯ

 
Tháp Chàm Poshanư là địa điểm du lịch thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm thuộc thành phố du lịch Phan Thiết nằm ngay trên ngọn đồi Bài Nài và sát bên lầu Ông Hoàng nổi tiếng. Tháp Poshanư hay còn gọi là Po Sha Inư được người Chăm xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ thứ 9 sau công nguyên vào thời vương quốc Champa còn hiện diện trên dải đất miền Trung. Di tích ngày nay còn sót lại bao gồm ba tòa tháp chính đó là:
Tháp khu A: Cũng là tháp chính cao 15m có một cửa giữa và ba cửa giả còn lại, được thiết kế với lối kiến trúc bốn tầng, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, vòm cuốn hướng Tây khắc hình thù những bông hoa và hình tượng khác. Tháp hiện nay còn thờ sinh thực khí Linga - Yoni bằng chất liệu đá xanh đen. Phía đỉnh tháp có bốn cửa sổ hình tam giác trổ ra bốn phía, có các lỗ thông hơi ở phía dưới cửa sổ để thông gió bên ngoài.
chuyện tình công chúa po sah inu
Tháp Chàm Poshanư.
Tháp khu B: Là ngọn tháp được xây dựng sau, hơi chếch về hướng Bắc, ban đầu dùng để thờ bò thần Namdin - con vật cưỡi của thần Shiva, nhưng sau này thì không còn thấy nữa. Tháp cao khoảng 12m và cấu trúc tương tự Tháp chính.
Tháp khu C: Tháp này nhìn xa giống như một cái bếp lửa và người xây dựng có lẽ cũng có chủ ý đó bởi vì nơi đây là đền thờ thần Lửa, có kết cấu cao hơn 4m chỉ có một cửa duy nhất về hướng Đông. Trải qua sự bào mòn của tự nhiên, Tháp hiện nay bị mất đi lớp hoa văn bên ngoài, chỉ còn lại một số đường nét gốc không rõ ràng.
Vào năm 1995 trong khi khai quật Tháp Chăm Bình Thuận này người ta phát hiện sâu bên dưới lòng đất còn có nền móng của ngôi đền khác đã bị sụp đổ, vùi lấp các di chỉ như gạch ngói vỡ và các hiện vật, theo các nhà khoa học thì chúng có niên đại khoảng vào thế kỷ thứ 15.
tháp chàm poshanu bình thuận
Tháp Chàm Poshanư có tuổi đời hơn ngàn năm.
Cũng vào thế kỷ này, người ta đã cho xây dựng một số đền tháp nhằm tưởng nhớ một người có công đối với người dân ở đây, đó là công chúa Po Sah Inư, một người không chỉ được biết đến với tấm lòng nhân hậu mà còn với câu chuyện tình éo le, trắc trở của mình và trong suốt hàng trăm năm qua vẫn được người dân truyền miệng từ đời này sang đời khác.
 

CHUYỆN TÌNH TRẮC TRỞ CỦA NÀNG CÔNG CHÚA

 
Chuyện kể rằng ở đất nước Champa cổ thời đó có một nàng công chúa tên là Po Sah Inư xinh đẹp và hiền thục, nàng yêu đem lòng yêu chàng trai tên là Po Sahaniempar, một lãnh chúa vùng Gia Lâm, người theo đạo Hồi. Thế rồi dòng đời đưa đẩy, họ vượt qua biết bao nhiêu luật lệ hà khắc của tôn giáo và định kiến để kết tóc trăm năm trong niềm hân hoan vui sướng của cả nhân dân hai vùng. Thế nhưng chưa được bao lâu Po Sahaniempar phải trở về Ấn Độ vì một vài lý do bí mật. Ngày tiễn đưa, nàng nước mắt tuôn rơi, tiễn đưa chàng và hẹn ước rằng sẽ đợi chàng quay về ngay tại nơi đã ra đi.
po sah inu
Đến Poshanư và lắng nghe câu chuyện tình éo le của nàng công chúa xinh đẹp.
Không ngờ rằng, cuộc đời lắm kẻ chắn đường và người chắn đường không ai khác lại chính là em trai của nàng: Hoàng tử Podam - người luôn ganh ghét và đố kỵ những người ngoại đạo, đặc biệt là Po Sahaniempar. Thế là hoàng tử âm thầm lên kế hoạch chia rẽ đôi uyên ương trong ngày trùng phùng. Po Sahaniempar khởi hành về lại chốn xưa với niềm hy vọng sắp được gặp lại người vợ yêu dấu của mình, nhưng hy vọng nhiều thất vọng lại bấy nhiêu, chàng hụt hẫng khi không thấy người vợ ra đón. Đau đớn trong lòng, chàng quyết dứt áo ra đi khỏi mảnh đất đầy kỷ niệm tình yêu này và xuôi về phương Nam.
lễ hội ở tháp chàm
Lễ hội ở Tháp Poshanư.
Bẵng đi một thời gian, chàng cuối cùng lại sa vào vòng tay của một người con gái kiều diễm khác là nàng Chargo người dân tộc Raglay và hẹn thề đôi lứa với nàng. Po Sah Inư sau khi biết chân tướng sự việc em trai mình đã làm và biết chàng Po Sahaniempar đã quay lại thì vội vàng lên đường đi tìm chàng thanh minh. Nhưng không kịp nữa rồi, dây tơ đã nối duyên tình thắm lâu, chàng đã quyết đem lòng cho người con gái hiện tại và không còn hình bóng của nàng ở trong tim. Thế là nàng đành lủi thủi một thân một mình trở về quê hương và sống bình lặng giữa những người thường dân, đồng thời chỉ dạy cho họ cách trồng dâu nuôi tằm, đan dệt thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi. Cuộc sống của nàng công chúa yêu kiều cứ trôi qua bình lặng như thế cho đến lúc qua đời. Sau khi mất, để tưởng nhớ công ơn cũng như đức hạnh và tài năng của công chúa, người dân đã xây dựng một số đền tháp ngay cạnh Tháp cũ và thờ phụng ở đó. Hằng năm cứ đến dịp lễ Kate là người dân lại nô nức trẩy hội đến đền, cảm tạ công đức của nàng công chúa tài đức vẹn toàn.
tháp chăm bình thuận
Tháp gắn liền với câu chuyện tình của nàng công chúa Po Sah Inư.
Một câu chuyện tình đẹp của cô công chúa trọng tình cảm nhưng bị dòng đời nghiệt ngã xô đẩy. Qua câu chuyện này, người dân ở đây luôn truyền miệng nó để nhắc nhở thế hệ sau rằng tình yêu có thể vượt lên trên tất cả mọi định kiến, mọi tôn giáo và đồng thời cũng không quên răn dạy những bài học về tình yêu đôi lứa cũng như tình yêu quê hương đất nước. Còn bạn thì sao, Hãy cho Tín Việt Travel biết ý kiến của mình qua câu chuyện này nhé. See Yah.

Tác giả bài viết: JQ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bình luận

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm Tour

Chúng tôi trên Facebook

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây