Chiêm ngưỡng kỳ quan núi Tà Cú - điểm đến hấp dẫn của Bình Thuận

Thứ ba - 01/06/2021 22:43
Khu du lịch núi Tà Cú là địa điểm du lịch tâm linh và sinh thái nổi tiếng tọa lạc tại Thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Nằm ở độ cao 649m, cách trung tâm thành phố du lịch Phan Thiết khoảng 30km về hướng Đông Bắc và thị xã Lagi khoảng 31km về phía nam.
 

ĐỊA CHỈ VÀ ĐƯỜNG ĐI NÚI TÀ CÚ


Khu du lịch núi Tà Cú là địa điểm du lịch tâm linh và sinh thái nổi tiếng tọa lạc tại Thị trấn Thuận Nam, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Nằm ở độ cao 649m, cách trung tâm thành phố du lịch Phan Thiết khoảng 30km về hướng Đông Bắc và thị xã Lagi khoảng 31km về phía nam. Để đi đến Tà Cú du khách có thể đi theo các cung đường như sau:
  • Từ Phan Thiết: Đi vào quốc lộ 1A hướng về TPHCM, tới ngã ba Nguyễn Văn Linh thì rẽ trái và thẳng hướng là đến được khu du lịch Tà Cú.
  • Từ Thị xã Lagi: Bạn đi theo tuyến đường ven biển Hùng Vương - Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tôn - DT712, đến nút giao Nguyễn Văn Cừ thì rẽ phải, đi thẳng cho tới khi gặp ngã ba giao với Nguyễn Văn Linh thì rẽ phải, chạy thêm khoảng 1km là tới Tà Cú.
  • Tương tự với quãng đường từ TPHCM, bạn cũng chạy dọc quốc lộ 1A để đi ra Bình Thuận trong quãng đường 160km, tới ngã ba Nguyễn Văn Linh thì rẽ phải đi thẳng tiếp 3km nữa để tới núi Tà Cú.
khu du lịch núi tà cú
Khu du lịch núi Tà Cú.

CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP


Núi Tà Cú Bình Thuận là địa điểm treking (leo núi) rất ưa thích của dân phượt những năm gần đây. Để đi lên đỉnh núi có hai con đường: Một là con đường mòn từ chân núi lên đến đỉnh núi với quãng đường ít nhất là 3km dài ngoằn nghoèo, băng qua khu rừng cây cối rậm rạp, địa hình tương đối dốc. Đoạn đường này các phượt thủ có thể vừa leo vừa nghỉ ngơi ngắm cảnh toàn bộ vùng Hàm Thuận Nam. Đồng thời cung đường này chỉ dành cho những người có sức khỏe tốt, bền bỉ và muốn cắm trại qua đêm.
núi tà cú bình thuận
Hành trình chinh phục núi Tà Cú.
Một con đường khác dễ dàng hơn nhiều và được phần đa du khách lựa chọn đó chính là đi lên bằng hệ thống cáp treo núi Tà Cú dài hơn 2km đi thẳng từ chân núi lên đến đỉnh. Ở phía dưới có bố trí một nhà ga và tương tự ở phía đỉnh. Từ cáp treo, bạn sẽ có được một chuyến trải nghiệm mãn nhãn khi có dịp chiêm ngưỡng toàn bộ khu du lịch từ trên cao. Từ đây, đánh mắt xuống phía dưới nhìn rõ toàn bộ thị trấn Thuận Nam, những vườn trái cây thanh long bạt ngàn và mảng màu xanh mướt của núi rừng.
cáp treo núi tà cú
Hệ thống cáp treo núi Tà Cú.
Núi Tà Cú là một nhánh nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Bao gồm các loại cây thuốc, gỗ quý và những loài động vật quý hiếm như thằn lằn đá, gà gô, thằn lằn chân ngón, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen,... Khí hậu ở trên núi quanh năm mát mẻ, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ bình dị, xa xa thấp thoáng những mái chùa nằm dưới tán lá cổ thụ. Đi sâu vào trong núi không gian dường như tĩnh lại, đặc biệt khi đến Hang Tổ - là nơi mà vị tổ sư của chùa từng ẩn tu. Hang Tổ nhỏ, hẹp, khá tối, lòng hang hẹp, thấp, mỗi bậc đá dẫn xuống hang cao khoảng 1m. Muốn chinh phục hang, mỗi nhóm phải có ít nhất 2 người để thay phiên nhau cầm đèn pin. Càng xuống sâu, không khí càng ít; xuống đến cuối hang có một mạch nước ngầm chảy róc rách. Sau đó, bạn đi tiếp sẽ đến cửa sau của hang. Ngoài ra cảnh quan của núi còn nổi bật bởi những ngôi chùa lâu đời mà mình sẽ đề cập dưới đây.
địa chỉ và đường đi núi tà cú
Cổng Tam Quan lên chùa.

TÌM HIỂU QUẦN THỂ CHÙA NÚI ĐỘC ĐÁO

 

CHÙA LINH SƠN TRƯỜNG THỌ

Hay còn gọi là Chùa Trên. Tương truyền, ngôi chùa được đích thân vua Tự Đức sắc phong. Chuyện là vào năm Tự Đức thứ 33 (1880), Hoàng thái hậu Từ Dũ lâm bệnh khiến đôi mắt bị mù loà. Lúc ấy trong triều, các thái y tài giỏi đều bất lực, không tài nào chữa trị được. Nhà vua lo lắng và ban trọng thưởng cho bất cứ ai chữa được bệnh của mẫu hậu. Biết được pháp thuật của sư tổ Hữu Đức, Tổng đốc đứng đầu tỉnh viết sớ tâu lên vua với mong muốn sư tổ sẽ chữa được bệnh cho thái hậu. Quả là như vậy, sau khi uống thuốc của sư tổ, Hoàng Thái Hậu Từ Dũ hết bệnh và bình phục nhanh chóng. Vua Tự Đức rất cảm kích và ban sắc phong bốn chữ “Linh Sơn Trường Thọ” cho nơi mà sư tổ sáng lập. Từ đó, chùa Núi Tà Cú có tên Linh Sơn Trường Thọ.
linh sơn trường thọ
Linh Sơn Trường Thọ.
Chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1879, với lối kiến trúc theo thiền phái Bắc Tông, bao gồm ba phần chính: Nhà Giám Tự bên trái, Chính Điện ở giữa và bên phải là nhà Tổ. Để đi lên chùa phải qua cổng Tam Quan, bước lên 100 bậc đá và dễ dàng nhận thấy bức tượng tổ sư Hữu Đức toát lên vẻ đạo mạo, thoát tục. Từ đây ta có thể cảm nhận được nét tôn nghiêm, hơi thở của thời gian qua những mái đình cong vút, những bức tường nhuốm màu rêu phong tạo một cảm giác thanh tịnh, bình yên và hoài cổ.
chùa trên
Bức tượng tổ sư Hữu Đức.

CHÙA LONG ĐOÀN (CHÙA DƯỚI)

Cách không xa Linh Sơn Trường Thọ là ngôi chùa Long Đoàn màu vàng nổi bật giữa rừng xanh bạt ngàn tọa lạc ở triền núi phía đông. Cũng lối kiến trúc tương tự chùa Trên với mái ngói âm dương phân định hài hòa, đặc trưng cho nghệ thuật đình chùa thời nhà Nguyễn. Bên trong khuôn viên chùa có các công trình nổi bật như Tháp Tổ và chư hậu Tổ, Điện thờ Phật. Đến đây du khách sẽ cảm nhận được sự bình an trong không gian của Chùa kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa.
chùa long đoàn
Chùa Long Đoàn.


CÁC QUẦN THỂ KIẾN TRÚC KHÁC
Nhắc đến Tà Cú chúng ta không thể bỏ qua bức tượng Phật Nằm ở phía sau Linh Sơn Trường Thọ. tượng có chiều cao 11m và chiều dài lên tới 49m được đúc thành bằng bê tông cốt thép do kiến trúc sư Trương Đình Ý thiết kế trong 4 năm nhân dịp trùng tu Chùa vào năm 1962. Bức tượng có màu trắng, lưng dựa vào núi, cách chùa khoảng 100m thể hiện tư thế lúc nhập niết bàn của Phật Gia, mang dáng vẻ bình tâm, tĩnh tại và thanh thoát. Đây được xem là bức tượng Phật Nằm ngoài trời lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
tượng phật nằm
Tượng Phật Nằm.
Ngoài ra, một số công trình khác có thể kể đến như là tượng hàng tượng Di Đà Tam Tôn đứng trên đài sen với tượng A Di Đà ở giữa, tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí ở hai bên và bức tượng Phật Di Lặc ở phía dưới.
di đà tam tôn
Di Đà Tam Tôn.

GIÁ VÉ NÚI TÀ CÚ

 
Ngoài tham quan Chùa, khu du lịch núi Tà Cú còn có các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí khác và có các mức giá mà theo Tín Việt Travel tìm hiểu  được như sau:

 

GIÁ PHÒNG TÀ CÚ

  • Phòng hai giường đôi: Giá phòng: 250.000 VNĐ/phòng/ (2 giường đôi)
  • Phòng ba giường đôi: Giá phòng: 350.000 VNĐ/phòng/ (3 giường đôi). Giường phụ: 50.000 đồng\người 
  • Phòng tập thể: 550.000 VNĐ/phòng/ (12 người). Giường phụ, giá: 30.000 đồng/người. 
     

GIÁ VÉ THAM QUAN

  • Cáp Treo: Người lớn: Vé khứ hồi: 100.000 đồng/người/lượt và vé một chiều: 60.000 đồng/người/lượt. Trẻ em: Vé khứ hồi: 60.000 đồng/người/lượt và vé một chiều: 40.000 đồng/người/lượt.
  • Câu cá giải trí: Giá thuê: 10.000 VNĐ/1 cần câu 
  • Thiên nga đạp nước: 10.000 VNĐ/người/lượt 
  • Giá vé xe điện Người lớn: 10.000 đồng/người/lượt. Trẻ em: 5.000 đồng/người/lượt
  • Vé cổng: Người lớn: 50.000 VNĐ/người, trẻ em trên 1m2 30.000 VNĐ/người, dưới 1m2 miễn phí.
  • Vé trọn gói: 250.000 VNĐ/người
Tà Cú ngày nay là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa những nét cổ kính của ngôi chùa trăm năm tuổi pha lẫn những dịch vụ giải trí đa dạng, xứng đáng là một trong những địa điểm du lịch Bình Thuận hấp dẫn nhất. Tham gia tour Hàm Thuận Nam 2N1Đ để khám phá núi Tà Cú ngay bạn nhé.

Tác giả bài viết: JQ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bình luận

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm Tour

Chúng tôi trên Facebook

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây