Việt Nam góp mặt trong danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới 2021

Thứ bảy - 18/09/2021 05:28
Việt Nam góp mặt hai cái tên trong danh sách khu dự trữ sinh quyển thế giới năm nay là Núi Chúa (Ninh Thuận) và Kon Hà Nừng (Gia Lai).
Trong 20 khu dự trữ sinh quyển thế giới 2021 do UNESCO công nhận ngày 15-9, Việt Nam có 2 khu sinh quyển đều ở miền Trung là Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai. Như vậy, hiện số lượng các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam đã lên đến 11, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (19 khu). 
Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa với 1 vùng lõi là vườn quốc gia Núi Chúa, tổng diện tích 106.646,45 ha, là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Vườn quốc gia Núi Chúa là nơi hội tụ cả 3 không gian rừng, biển và bán sa mạc, gồm nhiều hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Đây là nơi chung sống của hơn 1.500 loài thực vật, trong đó có 10 loài đặc hữu, 54 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới.
vườn quốc gia núi chúa
Vườn quốc gia Núi Chúa là điểm du lịch rất hấp dẫn ở tỉnh Ninh Thuận.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng, với tổng diện tích 413.511,67ha, gồm 2 vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên. Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Tây Nguyên và cả khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Trước đó vào năm 2000, Việt Nam cũng có khu dự trữ sinh quyển đầu tiên được thế giới công nhận mang tên Cần Giờ.

Tour du lịch Cần Giờ 1 ngày hấp dẫn | Đảo Khỉ - Chiến khu rừng Sác

khu dự trữ sinh quyển kon hà nừng
Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khu vực Tây Nguyên và phụ cận.

Ngoài hai địa điểm trên của Việt Nam còn ghi nhận thêm 18 khu dự trữ sinh quyển thuộc 20 quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong đó các nước Lesotho, Libya and Saudi Arabia lần đầu xuất hiện trong bản đồ dự trữ sinh quyển từ trước đến nay với lần lượt các khu Matšeng, Ashaafean và Juzur Farasan. Đặc biệt, khu dự trữ sinh quyển 5 quốc gia Mura-Drava-Danube là địa điểm đầu tiên được đồng quản lý bởi nhiều quốc gia khác nhau (Áo, Croatia, Hungary, Serbia and Slovenia). Các quốc gia còn lại trong danh sách lần lượt là Canada (Howe Sound), Pháp (Moselle Sud, Martinique), Ý (Monte Grapa), Kazakhstan (Kolsai), Hàn Quốc (Wando), Malaysia (Penang), Mông Cổ - Liên Bang Nga (Hồ Uvs xuyên biên giới), Liên Bang Nga (Núi Bogdo, Kuznetsky Alatau), Thái Lan (Doi Chiang Dao), Uzebekistan (Hạ Amudarya), Peru (Avireri-Vraem) và Tây Ban Nha (Ribeira Sacra E Serras Do Oribio E Courel).

Nguồn tin: cadn.com.vn, unesco.org

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bình luận

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm Tour

Chúng tôi trên Facebook

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây