Tín Việt Travel - Dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng

https://tinviettravel.com.vn


Đậm đà hương vị biển tại bảo Tàng nước mắm làng chài xưa Mũi Né

Bảo tàng Làng Chài Xưa tọa lạc tại 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết sẽ đưa du khách đến với không gian lịch sử văn hóa về loại gia vị quốc túy của Việt Nam: Nước mắm!

BẢO TÀNG NƯỚC MẮM LÀNG CHÀI XƯA Ở ĐÂU?

 
Tọa lạc tại 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận, Làng Chài Xưa là bảo tàng nước mắm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam giới thiệu về không gian văn hóa, quá trình phát triển của loại gia vị truyền thống này của người Việt. Với diện tích gần 1.600m 2 , được chia thành 14 không gian nhỏ với từng chủ đề riêng biệt, bảo tàng tái hiện sinh động từng hoạt động của diêm dân, ngư dân, quá trình làm ra nước mắm truyền thống, hóa thân thành người làm muối, tìm hiểu lịch sử và không gian phố cổ Phan Thiết cách đây hơn 300 năm.
bảo tàng làng chài xưa mũi né
Bảo tàng nước mắm đầu tiên ở Việt Nam.
Từ TPHCM, bạn đi ra cao tốc Long Thành - Dầu Giây, rẽ vào quốc lộ 1A đi đến Phan Thiết. Tiếp tục di chuyển tới vòng xoay Bắc Phan Thiết thì quẹo phải vào đường Tôn Đức Thắng, đi hết cuối đường quẹo trái vào Nguyễn Thông. Đi thẳng Nguyễn Thông gặp ngã ba đường Võ Nguyên Giáp thì rẽ phải, đi khoảng 100m nữa sẽ đến với bảo tàng ở bên phía tay phải. Bảo tàng mở cửa từ 9h - 18h nên bạn cần chú ý để tham quan.
bảo tàng nước mắm
Không gian bảo tàng với những thùng gỗ chứa mắm đặc trưng.

KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC

 
Bước chân vào bảo tàng Làng Chài Xưa, du khách sẽ cảm nhận được ngay không gian văn hóa đậm đà truyền thống địa phương. Tổng quan bên trong được thiết kế chia thành nhiều không gian khác nhau, kể về văn hóa của vùng đất Champa cổ, lúc người Việt còn chưa đặt chân đến đây. Đi sâu vào hơn nữa giới thiệu về lịch sử của nước mắm Phan Thiết nói riêng cũng như Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó là những thước phim trình chiếu về nghề làm nước mắm. Không gian mô phỏng những chiếc thùng ủ nước mắm khổng lồ, tạo ra nét đặc sắc và gây ấn tượng mạnh đối với du khách tham quan. Có cảm giác như chúng ta "chìm sâu" trong thứ gia vị đặc trưng này của người Việt.
du lịch phan thiết
Bảo tàng với lối kiến trúc độc đáo.
Nước mắm không thể thiếu trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt, tuy quen thuộc là thế nhưng có nhiều người không chịu được mùi hương đặc trưng của nó. Do đó bảo tàng đã làm rất tốt trong việc khử mùi khiến nơi đây không còn mùi khó chịu đặc biệt ở khu vực nhà thùng. Hơn thế nữa, toàn bộ quá trình làm nước mắm đều được trình chiếu lên màn hình để du khách có thể thuận tiện theo dõi.
 
Tour Phan Thiết 3 ngày 2 đêm nghỉ dưỡng | Resort Lotus 4 SAO
 

KHÔNG GIAN TƯƠNG TÁC TẠI BẢO TÀNG 3D


Kết hợp với ánh sáng và nghệ thuật trình chiếu 3D mang tính tương tác, bảo tàng mang đến cho du khách cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn, đồng thời để du khách nhập vai trải nghiệm về các hoạt động hàng ngày của người miền biển. Có 14 không gian tương tác tại bảo tàng 3D với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, tiêu biểu như:
 

Rạp chiếu phim lịch sử 300 năm Làng Chài Xưa Phan Thiết

Lịch sử vùng đất Phan Thiết kể từ khi hình thành đến nay đã hơn 300 năm. Trước khi tham quan du khách sẽ xem qua thước phim dài 7 phút kể về quá trình phát triển của làng chài xưa cũng như nghề làm nước mắm truyền thống. Phan Thiết xưa kia là vùng đất thuộc Champa, sau này thuộc Đại Việt.Từ Phan Thiết là phiên âm của từ Po Thit (tên vị hoàng tử em công chúa Po Sah Inư trấn giữ vùng đất này từ thế kỷ XIV) do người Việt đọc trại ra.
địa điểm du lịch phan thiết
Nơi chiếu những thước phim giới thiệu về Phan Thiết.

Không gian Chăm Pa xưa

Văn hóa Chăm là nét đặc sắc không chỉ ở Phan Thiết mà còn ở khu vực Nam Trung Bộ, không gian Chăm ở bảo tàng tái hiện lại hình ảnh văn hóa người Chăm bằng những hiện vật quý hiếm, nổi bật là tượng Kut có từ thế kỷ XV. Tượng Kut có thể xem là nơi trú tạm của linh hồn người đã khuất như Vua, quan. Người chết sẽ nhập hồn vào tượng rồi mới đi qua thế giới bên kia. Vì vậy có thể xem đây như là biểu tượng linh thiêng của người Chăm xưa.
tượng kut bảo tàng chăm
Tượng Kut trong không gian Chăm xưa.

Làng Chài Xưa

Rời không gian Chăm chúng ta sẽ đến với hình ảnh Làng Chài Xưa mộc mạc, giản dị mà quen thuộc. Bối cảnh ở đây lấy cảm hứng từ cảnh sinh hoạt làng chài cổ. Tại đây chúng ta có thể trải nghiệm cảm giác làm ngư dân, diêm dân bằng cách hóa thân và làm những công việc thường ngày của họ như làm muối, làm mắm. Hiện vật quý giá nhất chính là hai bản sắc phong của hai vua nhà Nguyễn ban cho làng: một bản do Vua Đồng Khánh ban cho di dân vào khai hoang lập ấp tại làng Hòa An, Phan Thiết. Bản còn lại do vua Khải Định chiếu chỉ ban cho Ông Nam Hải (Cá Voi) nhờ có công cứu những ngư dân gặp nạn trên biển. Ngoài Làng Chài Xưa, còn có một số không gian tương tự như Làng Rạng và đời sống dân chài, tham quan đồng muối và trải nghiệm nghề làm muối.
làng chài xứa
Chiếu chỉ sắc phong của hai vua nhà Nguyễn.

Phan Thiết thời Pháp những năm 30s, 40s

Tiếp nối quá trình lịch sử, du khách sẽ "trở lại" Phan Thiết những năm 30s, 40s thuộc Pháp ngày xưa. Nơi đây giới thiệu chi tiết đời sống, con người và hiện trạng Phan Thiết qua những bức tranh, thử quay số liên lạc chiếc điện thoại cũ. Đồn thời chiêm ngưỡng hình ảnh mô phỏng con đường xưa Phan Thiết Mũi Né do bà Lục Thị Đậu - một trong sáu Đại gia nước mắm lớn nhất Phan Thiết mở.
phan thiết
Không gian Phan Thiết những năm 30s, 40s (phải) và con đường do bà Lục Thị Đậu mở.

Vạn Thủy Tú và phố cổ Phan Thiết

Nếu có dịp đến Phan Thiết, hãy ghé dinh Vạn Thủy Tú, còn không hãy đến bảo tàng làng chài xưa và chiêm ngưỡng mô hình phục dựng công trình tiêu biểu này. Dinh là nơi trưng bày bộ xương cá Voi lớn nhất Đông Nam Á, lưu giữ hàng loạt sắc phong từ thời nhà Nguyễn. Bên cạnh đó là phố cổ Phan Thiết, đồi cát cũng được phục dựng một cách chi tiết. Không chỉ vậy, những câu chuyện, truyền thuyết xưa cũng là điểm nhấn giúp du khách hiểu hơn về văn hóa vùng đất du lịch Phan Thiết.
đình vạn thủy tú
Mô hình dinh Vạn Thủy Tú.

Tiệm thâu băng ngày xưa

Những người yêu âm nhạc sẽ có dịp được mở rộng tầm mắt với hàng loạt các bản thu âm hot ngày xưa được trưng bày tại không gian tiệm thâu băng. Những đĩa nhạc bằng nhựa đa số là bản gốc thu âm vào những năm 50s và được sưu tầm về đây. Trong phạm vi không gian tiệm, mở một đĩa nhạc lên và thưởng thức càng làm cho chuyến đi thêm phần ý nghĩa.
tiệm nhạc xưa phan thiết
Tiệm thâu băng với rất nhiều album từ những năm 50s.

Nhà Hàm Hộ

Hàm Hộ là danh xưng người dân địa phương dùng để chỉ những đại gia giàu lên từ nghề làm nước mắm ngày xưa. Thời đó, nghề làm nước mắm đang còn rất thịnh, chỉ một vùng Phan Thiết thôi đủ cung cấp cho cả Lục tỉnh Nam Kỳ, thậm chí còn mở rộng ra cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Vì vậy có nhiều chủ xưởng phất lên nhanh chóng.
Trải qua thời gian, người làm mắm ít dần, thế hệ sau không còn mặn mà, cộng với sự phát triển của các loại gia vị khác khiến nghề đi xuống dần. Vị Hàm Hộ cuối cùng của Phan Thiết là ông Dương Quang Thiết (1929 - 2019) - chủ hãng nước mắm Hồng Sanh. Hiện nay nhà Hàm Hộ có trưng bày hình ảnh 6 vị đại gia nước mắm Phan Thiết một thời, đây là căn nhà cuối cùng còn sót lại của một hàm hộ Phan Thiết.
nhà hàm hộ phan thiết
Nhà một Hàm Hộ còn sót lại được dựng trong bảo tàng.

Bảo tàng nước mắm Phan Thiết và ông tổ nghề nước mắm Tĩn

Không gian bảo tàng lưu giữ các loại Tĩn ngày xưa với đủ loại kích cỡ khác nhau. “Tĩn” trước đây là 1 từ trong tiếng địa phương Phan Thiết. Từ này dùng để chỉ 1 bình đất nung (thời xưa người ta chưa có chai thủy tinh hay nhựa). Đây là loại thùng rất phổ biến để chứa nước mắm thành phẩm sau khi đã ủ chượp trong thùng gỗ ở Phan Thiết từ năm 1975 trở về trước.
tĩn phan thiết
Tĩn đựng nước mắm ngày xưa.
Một góc phòng cũng dành để tri ân ghi lại tiểu sử ông tổ nghề Trần Gia Hòa. Ông là người có công trong việc thương mại hóa sản phẩm nước mắm bằng cách dùng Tĩn gốm dãn nhãn vuông để đựng và chuyên chở đi khắp miền nam bắc. Nhờ vậy, vua Nguyễn đã ban cho ông tước Bát Phẩm, từ đó người ta quen gọi ông với cái tên thân mật là ông Bát Xì.
tổ mắm trần gia hòa
Chân dung tổ nghề Trần Gia Hòa (trái) và 6 vị Hàm Hộ Phan Thiết (phải) thời bấy giờ.
Đến bảo tàng, người ta cũng sẽ chỉ cho bạn cách phân biệt được đâu là nước mắm truyền thống thật. Chỉ cần thả một hạt cơm vào, nếu nước mắm có độ đạm cao như truyền thống thì hạt sẽ nổi lên, nếu không hạt sẽ chìm xuống. Bên cạnh đó là giới thiệu cách làm nước mắm bằng phương pháp ủ chượp (Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2,5 – 8 m³, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén).
 

Thủy cung 3D

Với sự kết hợp không gian và ánh sáng 3D, thủy cung trình chiếu các hình ảnh 3D những sinh vật biển khổng lồ, giới thiệu cuộc sống dưới các đại dương xanh, mang lại cho du khách trải nghiệm như đang ở dưới biển.
bảo tàng 3d phan thiết
Thủy cung 3D trong bảo tàng.

Chợ xưa Khánh Thiện

Tức Mũi Né ngày nay. Không gian tái hiện lại khu chợ ngày xưa, cũng như quá trình hình thành và phát triển thành Mũi Né ngày nay. Với những ai mang tính hoài niệm thì chợ xưa là không gian tuyệt vời để ngẫm nghĩ về những ngày đã xa.
chợ cũ khánh thiện
Tái hiện không gian chợ Khánh Thiện xưa.

CHƯƠNG TRÌNH FISHERMAN SHOW HOÀNH TRÁNG


Không chỉ mang đến không gian truyền thống giới thiệu làng nghề hay lịch sử phát triển Phan Thiết, bảo tàng còn tổ chức chương trình Fisherman Show hoành tráng với chủ đề "Huyền thoại Làng Chài". Điểm đặc biệt là nhà hát chỉ phục vụ một vở diễn duy nhất.
fisherman show
Vở huyền thoại làng chài.
Huyền thoại làng chài” tái hiện những lát cắt chân thực về cuộc sống, về nếp sinh hoạt gắn liền với biển cả của người dân làng chài Phan Thiết xưa. Xuyên suốt 60 phút của vở diễn, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc và bình dị của đời sống dân chài, như phiên chợ cá tấp nập, cánh đàn ông đẩy thúng ra khơi, kéo lưới đánh cá, làm muối, làm gốm… Những khó khăn, khắc nghiệt nơi làng chài vẫn được thể hiện rõ, nhằm làm bật tinh thần lạc quan, sự kiên cường, sẵn sàng vượt qua mọi gian khó của ngư dân. Chương trình diễn ra vào 20h tối thứ 4, 6, 7 hàng tuần.
huyền thoại làng chài
Chương trình diễn ra vào 20h tối thứ 4, 6, 7 hàng tuần.

GIÁ VÉ THAM QUAN LÀNG CHÀI XƯA
 

Giá vé vào cửa bảo tàng Làng Chài Xưa là 100.000đ / người, riêng trẻ dưới 1m được miễn phí. Nếu muốn đăng ký xem Fisherman Show thì giá dao động từ 300.000 - 500.000 tùy vị trí ngồi.
Nếu tham quan làng chài xưa thì bạn nên kết hợp tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Phan Thiết để có cái nhìn trọn vẹn về vùng đất này. Chi tiết lịch trình tour Phan Thiết bạn có thể tham khảo tại:
Tour Phan Thiết - Fisherman show 2N1D.

Bài viết nổi bật khác:

Tác giả bài viết: JQ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây